Ngay lập tức, nhiều người hâm mộ gửi lời động viên tới trung vệ sinh năm 1996. Đó là cách tiếp thêm động lực cho một VĐV vừa phải nhận tin sét đánh về chấn thương quái ác bậc nhất trong thể thao.
Thế nhưng, không phải ai cũng có cách tiếp cận tích cực như vậy. Những bình luận kiểu như "lấy vợ đen lắm" hay "có vợ vào dễ chấn thương lắm" bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội, trong các diễn đàn bóng đá và ngay dưới bức ảnh buồn bã của người trong cuộc.
Duy Mạnh chấn thương chỉ 3 tuần sau khi đám cưới với Quỳnh Anh được tổ chức. Ảnh: Hiếu Lương - PH.
Những bình luận kiểu "lấy vợ đen lắm" len lỏi trong số lời động viên của người hâm mộ dành cho Duy Mạnh.
Dĩ nhiên, những bình luận phản bác, coi đó là sự vô duyên, xuất hiện không đúng lúc đúng chỗ cũng ngay lập tức xuất hiện. Dù là vô ý, dù được biện minh rằng chỉ là nói đùa, nội dung ấy vẫn sẽ làm tổn thương chính cầu thủ và vợ của anh ta. Chưa hết, nó lái câu chuyện sang một ngã rẽ khác ngoài chuyên môn, ngầm phán xét cầu thủ thiếu chuyên nghiệp.
Thực tế chứng minh ở trường hợp này, ngay sau khi tổ chức đám cưới với Quỳnh Anh, Duy Mạnh đã trở lại tập luyện ngay cùng Hà Nội FC. Cả hai cùng tạm hoãn tuần trăng mật để Duy Mạnh tập trung tối đa, toàn tâm toàn ý cho bóng đá khi mùa giải đang cận kề. Anh không vắng mặt buổi tập nào kể từ đó đến nay trừ phi nhận nhiệm vụ đi tham dự sự kiện do CLB chỉ định.
Ở một khía cạnh khác, việc lấy vợ không hề tác động nhiều đến các cầu thủ. Những Trọng Hoàng, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng,… đều thi đấu tốt. Chấn thương trong thể thao không phải sự kiện được báo trước để cầu thủ chuẩn bị và ở trường hợp của Duy Mạnh, anh đã không gặp may.
Cú phá bóng quyết liệt sau đó va chạm với tiền đạo Amido Balde (CLB TPHCM) vô tình khiến Duy Mạnh tiếp đất không chính xác bằng chân phải dẫn đến tổn thương ở đầu gối. Không những thế, chấn thương của Duy Mạnh được nhận định là kết quả của việc thi đấu liên tục dẫn đến quá tải.
Chấn thương này của Duy Mạnh là kết quả của một cú tiếp đất không chuẩn xác cùng việc thi đấu quá tải so với thể trạng. Ảnh: Thủ Khúc.
Năm 2018, Duy Mạnh thi đấu chính thức 24 trận cho Hà Nội FC ở V.League và 25 trận cho ĐTQG và U23 Việt Nam. Tính thêm các trận đấu cúp với Hà Nội FC, con số sẽ ở khoảng 55 trận.
Năm 2019, con số giảm xuống còn 21 trận ở V.League, 14 trận ở AFC Cup, AFC Champions League và 12 trận ở đội tuyển Việt Nam. Tính thêm Cúp quốc gia, con số cũng không dưới 50 trận.
Duy Mạnh dù chăm chỉ tập gym bổ trợ nhưng anh vẫn là cầu thủ có thể trạng không quá tốt và nhạy cảm với chấn thương. Năm 2017, Duy Mạnh cũng từng gặp chấn thương dây chằng đầu gối phải ở SEA Games, cũng phải ngồi xe lăn di chuyển ở sân bay Nội Bài.
Một vấn đề nữa được đưa ra mổ xẻ là việc anh trở thành cầu thủ thứ 7 thuộc Dịch thuật miền trung tại Bình Dương Blog đội hình giành HCB U23 châu Á 2018 gặp vấn đề liên quan đến dây chằng trong hai năm qua. Tần suất thi đấu dày đặc ở cả CLB lẫn các đội tuyển quốc gia, cùng với đó là sự vênh về chất lượng y tế giữa hai cấp độ là vấn đề sẽ khiến các HLV phải đau đầu.
Sau hai năm thăng hoa, bóng đá Việt Nam bắt đầu đối mặt với nhiều khó khăn hơn mà điểm khởi đầu chính là thất bại ở VCK U23 châu Á 2020. Những chấn thương, các trường hợp phải ngồi dự bị ở nước ngoài hay suy giảm phong độ, tính bất ngờ biến mất,… sẽ là bài toán nhức đầu đối với chiến lược gia Park Hang-seo.
Trước Duy Mạnh, hàng loạt tài năng của bóng đá Việt Nam đã phải lên bàn mổ chấn thương dây chằng. Ảnh: PH - GN - SLNA - Hiếu Lương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét