Bệnh nhân Tạ Hoa Kiên nhập viện hôm 2/2, xác định dương tính nCoV. Trên đường bay từ Mỹ về TP HCM, Việt kiều này quá cảnh 2 giờ tại sân bay Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19. Tình trạng ông Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog Kiên rất nặng, ho nhiều, phải thở oxy qua mask. Đây là bệnh nhân lớn tuổi nhất nhiễm nCoV tại Việt Nam.
Từ trước Tết, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã chuẩn bị sẵn sàng, tập huấn liên tục để chủ động ứng phó dịch bệnh. Quen điều trị bệnh nhiễm, khi đón nhận ca bệnh, y bác sĩ không quá lo lắng ngại ngần.
"Đưa bệnh nhân vào phòng cách ly áp lực âm ngay", tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện, chỉ đạo. Phòng cách ly áp lực âm đặt tại Khoa Nhiễm D, nơi bác sĩ Nguyễn Thanh Phong là trưởng khoa.
Đây là căn phòng cách ly được thiết kế hiện đại với hai lớp cửa. Khi cửa này mở thì cửa kia phải đóng, không thể mở cả hai cùng lúc. Không khí chỉ lưu thông một chiều, áp lực âm hút không khí vào bên trong rồi chạy ra ngoài qua màng lọc cực kỳ đặc biệt, lọc được cả virus rất nhỏ. Điều này nhằm đảm bảo mầm bệnh không phát tán ra môi trường xung quanh.
"Nơi đây có hệ thống monitor kết nối từ phòng bệnh ra bên ngoài với thông số về nồng độ oxy, nhịp thở, nhịp tim...", bác sĩ Phong giải thích. Bệnh nhân cũng có thể trao đổi cùng các y bác sĩ bằng điện đàm khi cần. Phòng chỉ được sử dụng trong điều trị những ca bệnh nặng, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa. |
Phủ tạng bệnh nhân suy yếu theo tuổi, điều trị phải cẩn thận vì các liệu pháp pháp y khoa đều có thể ảnh hưởng thận, gan. Thở oxy phải đúng liều lượng, nếu liều quá cao sẽ gây xơ phổi, tổn thương phổi. Nghệ thuật là vừa cho bệnh nhân thở oxy, vừa điều chỉnh không gây tổn thương phổi.
Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân khoẻ hơn, lâm sàng cải thiện tốt, chuyển từ thở oxy bằng mask sang thở bằng ống thông ở mũi. Tuy nhiên X-quang phổi có dấu hiệu nặng hơn. Lo ngại loại bệnh mới diễn tiến phức tạp, bệnh viện hội chẩn chuyên gia, quyết định không đổi thuốc, tiếp tục phác đồ.
"Khoảng 2-3 ngày hồi hộp chờ đợi, X-quang phổi cải thiện rõ rệt, bệnh nhân cai được oxy", bác sĩ Phong kể lại.
Cô lập trong phòng cách ly luôn sáng đèn 24/24, không rõ ngày hay đêm, bệnh nhân có biểu hiện bất ổn tâm lý. Mấy chục năm sống ở Mỹ, cứ dịp Tết ông Kiên thường trở về quê hương, lưu trú tại khách sạn để thuận tiện đi thăm họ hàng. Vợ con ở Mỹ, khi vào viện, ông chỉ có một mình. Thông tin về số người nhiễm bệnh, tử vong trên thế giới tăng nhanh liên tục từng ngày khiến ông sợ hãi.
"Thành công của điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc men mà quan trọng là tâm lý", bác sĩ Phong nhận định. Dù mặc đồ bảo hộ rất nóng, các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý khi vào thăm khám, truyền dịch, truyền thuốc, mang thức ăn, lau dọn phòng... đều nán lại, có khi tới một hai giờ trò chuyện để bệnh nhân an lòng tuân thủ điều trị. Khi ông Kiên thèm món ăn gì, điều dưỡng cũng lặn lội đi mua.
Vừa lo cho bệnh nhân, bác sĩ Phong vừa thường xuyên dặn dò nhân viên tuân thủ tuyệt đối quy trình bảo hộ cá nhân, bởi "một người không tuân thủ quy trình là ảnh hưởng đến an nguy cả tập thể còn lại". Qua camera, anh thường xuyên giám sát các nhân viên khi làm việc. Bác sĩ lãnh đạo khoa tự hào vì "cả đội ngũ đồng lòng, không ai né tránh, từ chối nhiệm vụ" trong cuộc chiến này.
Suốt mùa dịch, các cuộc họp giao đầu ngày của bệnh viện thường kéo dài hơn, thông tin được đem ra thảo luận kỹ lưỡng. Ban đầu có thông tin virus chỉ lây từ động vật sang người. Vài ngày sau lại cảnh báo nguy cơ lây từ người sang người.
"Đọc tin đồng nghiệp ở Trung Quốc liên tiếp nhiễm bệnh, ngã xuống, nỗi ám ảnh theo vào tận giấc ngủ", bác sĩ Phong chia sẻ.
Chiều 21/2, ông Kiên khỏi bệnh, rạng rỡ khi xuất viện. "Tôi xin ghi ân này, các y bác sĩ ở đây đã đưa tôi trở về từ cõi chết", bệnh nhân corona lớn tuổi nhất Việt Nam chia sẻ.
Ngày vào cấp cứu, ông đến một mình. Ngày rời viện, ông nắm chặt tay các y bác sĩ và nói "khoa Nhiễm D là nhà, các y bác sĩ là người thân của tôi".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét